Ghi chú Triều đại trong lịch sử Trung Quốc

  1. 1 2 Trong khi triều Hạ thường được coi là triều đại Trung Quốc chính thống đầu tiên, nhiều nguồn lịch sử như đã đề cập tới hai triều đại khác tồn tại trước triều Hạ là triều Đường (唐) và triều Ngu (虞).[1][2][3][4] Triều Đường đôi khi gọi là "Cổ Đường" để phân biệt với triều Đường của gia tộc họ Lý sau này.[5] Nếu lịch sử của hai triều đại kể trên được chứng thực thì Hạ Vũ không phải là người mở đường cho chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc.
  2. Mọi nỗ lực khôi phục chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc sau cuộc Cách mạng Tân Hợi đầu thất bại. Do vậy, sự kiện Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912 thường được coi là dấu chấm hết cho Chế độ quân chủ Trung Quốc.
  3. 1 2 Theo tiêu chuẩn sử học hiện đại, "triều Nguyên" trong bài viết này chỉ đề cập đến quốc gia có trụ sở tại Trung Quốc.. Tuy nhiên, quốc hiệu Trung Quốc "Đại Nguyên" (大元) do Hốt Tất Liệt đặt, mang hàm ý áp dụng cho toàn bộ Đế quốc Mông Cổ.[16][17][18] Mặc dù vậy, "triều Nguyên" hiếm khi được các học giả hiện đại sử dụng theo nghĩa rộng như định nghĩa do tính chất phân liệt của Đế quốc Mông Cổ.
  4. Năm 1906, triều Thanh tiến hành một loại cải cách dưới sự bảo trợ của Từ Hi Thái hậu để chuyển Trung Quốc sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 27 tháng 8 năm 1908, Khâm định hiến pháp đại chương được ban hành và đóng vai trò như một bản hiến pháp đầy đủ, sẽ có hiệu lực sau 10 năm.[25] Ngày 3 tháng 11 năm 1911, như một động thái phản ứng trước cuộc Cách mạng Tân Hợi đang diễn ra, triều Thanh ban hành Thập cửu tín điều hạn chế quyền lực của hoàng đế triều Thanh, đánh dấu sự chuyển đổi chính thức sang chế độ quân chủ lập hiến.[26][27] Tuy nhiên, triều Thanh vẫn bị lật đổ vào ngày 12 tháng 2 năm 1912.
  5. Một quyền thần, thường là nam giới, có thể ép quân chủ phải thoái vị để ủng hộ mình, dẫn đến sự thay đổi triều đại cai trị. Chẳng hạn, Vương Mãng, hoàng đế triều Tân, là cháu của Nguyên hậu, vợ của nhà cai trị Đông Hán, Hán Nguyên Đế.[29]
  6. Tên triều đại tiếng Trung và tiếng Việt đều là danh pháp lịch sử. Không nên nhầm lẫn với quốc hiệu do mỗi triều đại tự chọn cho mình. Một triều đại có thể được gọi với nhiều tên gọi lịch sử khác nhau.
  7. Hán tự viết dưới dạng phồn thể. Một vài Hán tự viết dưới dạng giản thể hiện được sử dụng tại Trung Quốc đại lục. Ví dụ, Tây Hán viết dưới dạng phồn thể là "東漢", viết dưới dạng giản thể là "东汉".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Triều đại trong lịch sử Trung Quốc http://www.8794.cn/lishi/shijian/55356.html http://www.iqh.net.cn/info.asp?column_id=478 http://www.360doc.com/content/19/1105/08/60669552_... http://www.guoxue123.com/other/map/pic/14/01.jpg http://www.guoxue123.com/other/map/pic/14/20.jpg http://www.guoxue123.com/other/map/zgmap/ http://news.ifeng.com/history/1/200709/0929_335_24... http://www.qulishi.com/article/201903/324855.html http://www.todayonhistory.com/people/201910/36697.... http://www.xinhuanet.com/local/2017-01/04/c_129431...